Thứ năm, 21 Tháng M. một 2024

Mồi câu cá lăng siêu nhạy - Câu là lên hàng

Câu cá lăng là một trong những trải nghiệm giải trí và thư giãn phổ biến với nhiều người đam mê câu cá. Tuy nhiên, để có thể bắt được cá lăng, bạn cần có loại mồi câu thích hợp. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách làm mồi câu cá lăng hiệu quả.

  • Bởi   Hiếu Trọng
  • Thứ năm, 30 Tháng Năm 2024
  • Lượt xem 983
Mục lục

Cá lăng là loài cá gì? đặc điểm sinh học của giống cá lăng

Đặc điểm hình thái của cá lăng

Cá lăng là một loài cá nước ngọt da trơn không có vãy có xuất xứ từ khu vực châu Á và Châu Phi, Cá lăng hiện có khoảng hớn 245 loài với nhiều hình dạng khác nhau tùy ở mỗi khu vực. Đặc điểm chung của loài cá này là chúng đều không có vảy, chỉ có lớp da nhớt bên ngoài, mình dài, đầu cá lăng dẹt và đặc biết có đến 4 cọng râu nhìn rất đẹp.

Về trọng lượng cá lăng: Tùy mỗi vùng sông nước mà có lăng có trọng lượng khác nhau khoảng từ 5 - 40kg, phù thuộc vào độ tuổi và tùy loài. Chiều dài cá lăng có thể đạt 1.5m.

Có một số loài cá lăng phổ biến tại Việt Nam mà các cần thủ hay đánh bắt như sau:

  • Cá lăng hoa: sinh sống nhiều ở những con sông lớn của các tỉnh miền núi, hầu như các dòng sông tại Việt Nam thân yêu chúng ta đều có loài cá lăng hoa này sinh sống, đặc điểm thân hình cá lăng này là không có vảy và nổi những đốm đen, nhìn rất đẹp.

  • Cá lăng vàng: Đây được xem là loài cá đẹp trong các loài cá lăng hiện nay. Chúng sống chủ yếu ở hạ lưu các con sông hoặc ao hồ, đầm lầy. Đặc điểm dễ nhận dạng nhất của loài cá này là có lớp  da vàng bóng nhờn. Thịt cá lăng vàng rất thơm có nhiều nạc, ít xương có vị ngọt thanh thanh, rất ngon. Chế biến cá lăng được nhiều món ngon như: Cá lăng um chuối, Lẫu cá lăng, kho nghệ cá lăng hay nướng rất thơm ngon.

  • Cá lăng đuôi đỏ hay còn gọi là cá lăng chiên: Cá lăng đuôi đỏ sống chủ yếu ở những vùng nước ngọt như: Sông, suối, ao hồ vì chúng rất phổ biến, tuy nhiên chúng sinh sống và phân bổ nhiều nhất là tại đồng bằng sông Cửu Long . Đặc điểm nhận diện cá lăng đuôi đỏ rất dễ vì chúng có đuôi màu đỏ rất nổi bật, cá lăng nặng khoảng 5 - 30kg, tùy vào độ tuổi và môi trường sống, cá lăng dài nhất khoảng 1.5m.

 

Xem thêm:

 

Môi trường sống của cá lăng

Cá lăng phân bố rộng rãi ở các sông lớn và hồ chứa nước ở Đông Nam Á. Chúng thích ngụ ở những vùng nước sâu, có dòng chảy chậm và đáy bùn.

mồi câu cá lăng

  • Sông: Cá lăng thường sinh sống ở các sông lớn như sông Mekong, sông Đồng Nai, sông Cửu Long, sông Hồng, sông Thạch Hãn, và các nhánh sông lớn khác.
  • Hồ chứa nước: Cá lăng cũng có thể tìm thấy ở các hồ chứa nước lớn, đặc biệt là những hồ có kết nối với các dòng sông.
  • Đầm lầy: Trong mùa mưa lũ, cá lăng có thể di chuyển vào các vùng đầm lầy để kiếm ăn và sinh sản.

Địa điểm và thời điểm thích hợp nhất để câu cá lăng

Thời điểm thích hợp câu cá lăng

Thời điểm tốt nhất để câu cá lăng là vào mùa mưa, khi nước sông dâng cao và cá lăng đang trong giai đoạn sinh sản. Đây là thời kỳ cá lăng di chuyển nhiều và săn mồi tích cực hơn.

  • Mùa mưa: Từ tháng 7 đến tháng 9 âm lịch hàng năm là thời điểm lý tưởng để câu cá lăng.
  • Buổi sáng sớm và chiều tối: Cá lăng thường hoạt động tích cực vào buổi sáng sớm và chiều tối khi nhiệt độ nước mát mẻ hơn. Vì vậy các cần thủ thường câu đêm nhằm đánh bắt được những con cá lăng to lớn hay còn gọi là săn hàng cá lăng.
  • Trước và sau lũ: Thời gian trước và sau khi nước lũ về là lúc cá lăng di chuyển nhiều để tìm kiếm thức ăn và nơi sinh sản mới.
  • Địa điểm câu cá lăng: Câu cá lăng nên câu tại các vị trí có nhiều rong rêu, bèo hay bụi cây mọc dưới nước vì cá lăng rất thích trú ẩn dưới những loài sinh vật này

Thức ăn của cá lăng

Cá lăng là một loài cá ăn thịt, chúng thích ăn các loại cá nhỏ, ấu trùng côn trùng, ếch nhái và các loại động vật nhỏ khác. Điều này giải thích tại sao cá lăng thường tấn công những loại mồi câu sống, có mùi thơm quyến rũ.

  • Cá nhỏ: Cá lóc, cá linh, cá mè, cá rô đồng,... là những loại mồi tự nhiên của cá lăng. 
  • Côn trùng và ấu trùng: Cá lăng cũng ăn các loại côn trùng nước, ấu trùng côn trùng như giun, nhộng,... khi chúng rơi xuống nước.
  • Ếch nhái: Ếch và nhái cũng là một phần trong thực đơn của cá lăng.

Ngoài ra còn có các loại cám công nghiệp, thức ăn công nghiệp mà các cần thủ nghiên cứu cá lăng rất thích ăn

Cách làm mồi câu cá lăng từ các cần thủ chuyên nghiệp

Có nhiều cách để làm mồi câu cá lăng khác nhau, mỗi loại mồi đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Dưới đây là một số cách làm mồi câu cá lăng phổ biến và hiệu quả.

Mồi câu cá lăng từ lòng lợn

lòng lợn câu cá lăng

Mồi câu cá lăng từ lòng lợn là một trong những loại mồi hiệu quả và phổ biến nhất. Mùi thịt lợn thơm nồng, kết hợp với các nguyên liệu khác tạo nên một mồi câu cá lăng rất hấp dẫn.

Nguyên liệu

  • Lòng lợn (khoảng 500gr)
  • Tóp mỡ lợn (khoảng 100gr)
  • Giun hổ (khoảng 100gr)
  • Mối (khoảng 50gr)
  • Bông gòn (khoảng 50gr)
  • Hàn the (khoảng 20gr)

Cách làm

  1. Rửa sạch lòng lợn và tóp mỡ, sau đó thái nhỏ.
  2. Trộn lòng lợn, tóp mỡ, giun hổ, mối và bông gòn vào một tô lớn.
  3. Dùng hàn the để trộn đều các nguyên liệu với nhau.
  4. Để mồi trong tủ lạnh khoảng 12-24 giờ.
  5. Sau khi mồi đã thấm đều, bạn có thể sử dụng để câu cá lăng.

Mồi câu cá lăng từ lòng lợn thường rất hấp dẫn và hiệu quả, đặc biệt khi câu vào mùa mưa khi cá lăng đang hoạt động tích cực săn mồi.

Mồi câu cá lăng bằng mắm tôm và mực

Mắm tôm và mực cũng là một loại mồi phổ biến được sử dụng để câu cá lăng. Mùi thơm của mắm tôm kết hợp với sự hấp dẫn của mực tạo nên một mồi lý tưởng cho việc câu cá lăng.

Nguyên liệu

  • Mắm tôm (khoảng 200gr)
  • Mực tươi loại nhỏ (khoảng 100gr)
  • Bột mì (khoảng 50gr)
  • Nước mắm (khoảng 50ml)
  • Trứng ung (khoảng 3 quả)

Cách làm mồi câu cá lăng như sau:

Sau khi chuẩn bị các nguyên liệu làm mồi câu cá lăng ở trên bạn tiến hành rửa sạch mực và băm nát chúng ra, có thể lấy cối xay sinh tố để xay. kế tiếp cho tất cả nguyên liệu trên vào thau đựng và đảo đều cho đến khi nào các nguyên liệu câu cá lăng trên dẻo và quánh chặt vào nhau. Cuối cùng cho các hỗn hợp trên vào hộp nhựa hoặc hủ sành và ủ chúng trong 1 tháng sau đó sử dụng đi câu.

Cách sử dụng cá lòng tong làm mồi câu cá lăng

Cá lòng tong cũng là một loại mồi phổ biến và hiệu quả để câu cá lăng. Với hình dáng và mùi thơm tự nhiên, cá lòng tong có thể thu hút cá lăng nhanh chóng.

cas lòng tong câu cá lăng

Nguyên liệu

  • Cá lòng tong (khoảng 300gr)
  • Trứng vịt lộn (khoảng 3 quả)
  • Bông gòn (khoảng 10gr)
  • Nước lọc (đủ lượng)

Cách làm mồi câu cá lăng bằng cá lòng tong như sau:

Ngâm trứng vịt lộn tầm 2 ngày để cho trứng ung và có mùi. rửa sạch cá lòng tong và xay nhuyển chúng, tiếp theo trộn bông gòn với cá lòng tong, trứng lộn với nhau và tiến hành giã nát cho đến khi hổn hợp đặt quánh, dính lại với nhau và sau đó bạn ủ trong hộp kín có thể hộp nhựa hoặc hộp sành trong tầm 10 ngày sau đó bạn lấy đi câu. Mồi câu cá lăng nhạy nhất khi có độ hôi và có mùi khó chịu.

Cách làm mồi câu cá lăng từ gan heo (lợn) và mắm tôm

Gan heo (lợn) kết hợp với mắm tôm cũng là một lựa chọn tốt để làm mồi câu cá lăng. Mùi thơm của gan heo kết hợp với vị đậm đà của mắm tôm tạo nên một mồi hấp dẫn cho cá lăng.

Nguyên liệu

  • Gan heo (khoảng 300gr)
  • Mắm tôm (khoảng 100gr)
  • Bột mì (khoảng 50gr)
  • Mối: 150g
  • Bông gòn
  • Hàn the: 40g

Cách làm mồi câu cá lăng

Khối lượng mồi câu có thể điều chỉnh tùy theo số lần bạn câu và thời gian câu mong muốn.

Cách làm loại mồi câu này khá đơn giản: trước tiên bạn cần rửa sạch lòng lợn và giun hổ, sau đó cắt nhỏ lòng lợn và xay nhuyễn chúng cùng giun hỗ. Trộn tóp mỡ và muối vào hỗn hợp vừa xay và đảo đều cho đến khi chúng dẻo và quánh chặt vào nhau. Sau đó bạn cho tất cả vào hộp kín và ủ khoảng 1 tuần trước khi đi câu. Khi câu cá lăng bạn trộn thêm hàn the và bông gòn vào, hàn the giúp mồi bền hơn và bông gòn giúp dễ dàng vê mồi lại và gắn vào lưỡi câu để thả xuống nước để câu cá.

Một số lưu ý

Khi làm mồi câu cá lăng, bạn cần lưu ý một số điều sau:

moi câu cá lăng đuôi đỏ

  • Chất lượng nguyên liệu: Chọn nguyên liệu tươi mới và chất lượng để làm mồi câu cá lăng.
  • Thời gian ủ: Bạn nên ủ mồi khoảng 1 tuần, sau đó bạn hãy đi câu, khi đó mồi câu cá lăng nhạy hơn rất nhiều.
  • Số lượng và cách sử dụng: Sử dụng mồi một cách hợp lý, không nên móc mồi câu quá nhiều hoặc quá ít để thu hút cá lăng.

Câu hỏi thường gặp

  1. Có cần phải sử dụng mồi sống khi câu cá lăng không?
    • Không nhất thiết, bạn có thể sử dụng mồi đã qua chế biến như gan heo, mắm tôm, cá lòng tong để câu cá lăng.
  1. Có thể sử dụng mồi tự nhiên như cá nhỏ, ấu trùng để câu cá lăng không?
    • Có, cá lăng thích ăn các loại mồi tự nhiên như cá nhỏ, ấu trùng, tuy nhiên, mồi chế biến cũng rất hiệu quả.
  1. Mùi thơm nào là hấp dẫn nhất đối với cá lăng?
    • Mắm tôm, mực, gan heo là những loại mồi có mùi thơm đặc trưng và hấp dẫn với cá lăng.

Kết luận

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách làm mồi câu cá lăng hiệu quả. Việc chọn lựa mồi phù hợp và sử dụng mồi đúng cách sẽ giúp bạn có cơ hội bắt được nhiều con cá lăng hơn trong những chuyến câu hấp dẫn. Hãy thử áp dụng các bài mồi câu cá lăng trên và tận hưởng niềm vui khi câu cá lăng!

 

 

Xem thêm:

Tác giả: Hiếu Trọng

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây