Thứ bảy, 27 Tháng Bảy 2024

Thuật ngữ, tiếng lóng trong bộ môn câu cá

Ngày nay câu cá đã trở nên phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, tại Việt Nam cũng vậy, bộ môn câu cá trở thành môn giải trí rất nhiều người nhất là dân văn phòng, sinh viên hay những người đã về hưu, nó giúp ta giải tỏa được những căng thẳng sau mỗi giờ làm việc.

  • Bởi   Hiếu Trọng
  • Thứ năm, 23 Tháng Năm 2024
  • Lượt xem 217
Mục lục

Môn thể thao hay lĩnh vực nghệ thuật nào cũng có những thuật ngữ, những tiếng lóng của riêng nó. Câu cá cũng vậy trong môn câu đài hay câu lăng xê đều có những thuật ngữ, những tiếng lóng riêng. Sau đây mecauca.com sẽ giúp các bạn tìm hiểu thêm về 1 vài thuật ngữ câu cá chỉ có trong bộ môn gọi là “Trời đày” này trong giới câu cá. Bạn cần tìm hiểu rõ chứ không khi nhập môn câu cá bạn sẽ bị xem là “Gà” trong thú vui tao nhã mà lắm công phu này nhé. 

Thuật ngữ, tiếng lóng trong bộ môn câu cá

Các từ hay tiếng lóng bạn sẽ thường gặp trong câu cá như: câu được HUGO, Nay đi câu bị móm, Báo cá anh em nhé hay Ròng cá (dòng cá),  săn hàng, nay câu có cảm giác quá… Nghe qua thấy vui tai rồi đúng không. Chúng ta cùng vào chi tiết từng thuật ngữ câu cá ở trên nhé

Thuật ngữ, tiếng lóng trong bộ môn câu cá
Các thuật ngữ, tiếng lóng trong bộ môn câu cá 

HUGO trong câu cá có nghĩa là khi bạn câu được những con cá to, cá khủng nặng vài ký trở lên như cá trắm đen, cá basa, cá mè ... trong giới câu đài hay câu lăngxê sẽ được gọi là cá Hugo. Hugo có nghĩa cá to, cá khủng.

Báo cá trong câu cá có nghĩa là sau một buổi đi câu được cá, thì người câu sẽ chụp hay quay video số cá mà mình câu được và đăng tải lên facebook hoặc chia sẻ qua nhóm zalo để báo cá. Lúc này là vui nhất, nếu câu được nhiều cá. 

Móm trong câu cá có nghĩa là khi đi câu mà bạn không được con cá nào, kể cả cá nhỏ thì bị gọi là móm, còn không được giật cần câu lần nào anh em cần thủ gọi đó là móm giật. Khi bị như vậy anh em thường treo nhau vài câu như: Móm xọm, Móm rụng răng…

Ròng cá (hay dòng cá) trong câu cá có nghĩa là làm cho cá yếu: Từ này tùy ở mỗi nơi, địa phương gọi khác nhau.  Khi câu được cá to, không thể giật thẳng lên bờ luôn thì khi đó bạn cần phải giữ cần chắc nhất có thể và làm các động tác kéo cần qua lại để cho cá yếu đi và nỗi lên mặt nước. Lúc này bạn chỉ cần lấy vợt và vớt cá lên bờ thôi.

Câu ngâm là gì? câu ngâm trong câu cá có nghĩa là phương pháp câu phổ biến và được nhiều anh em áp dụng khi câu cá ở những nơi nước chảy, câu ở mương, rạch, ruộng, ao đầm và với phương pháp này câu các loại cá như: cá rô, trê, cá basa, chép, mè, cá basa, cá ăn đáy ... 

Săn hàng là gì: Là nói đến hoạt động câu cá lớn như trắm đen, hải tượng, cá basa, cá cờ, cá chép lợn,...

Câu cảm giác là gì: Là khi bạn đi cầu dùng các loại cần mềm có độ cứng nhỏ như 3h, 4h 5h để câu cá, khi câu được cá cần sẽ uống cong mềm mại lúc đó sẽ đem lại cho người câu cảm giác thích thú, vui vẻ.

Bộ môn trời đầy là bộ môn gì: Đây là bộ môn câu cá vì khi đi câu các cần thủ phải dầm mưa, dãi nắng, các khâu chuẩn bị cho một buổi câu vô cùng vất vã, đôi khi băng rừng, lội suối mới đến được điểm câu nhưng khi về thì bị gọi mà móm rụng răng khi không có con cá nào. Đấy, Anh em cần thủ truyền tai nhau và gắn cho bộ môn câu cá là bộ môn trời đầy vì quá khổ. Tuy nhiên nó là niềm đam mê thì gian khổ bao nhiêu thì anh m cần thủ vẫn vui vẻ và luôn cháy vì đam mê đó.

Tạm kết

Trong bộ môn câu cá tiếng lóng hay thuật ngữ câu cá trong dân gian và các địa phương trên cả nước còn rất nhiều. Mecauca.com chỉ giới thiệu và giải thích 1 số từ phổ bến và thông dụng nhất từ trước đến nàyở khắp các miền đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta để gửi đến anh em cần thủ đam mê câu cá.

Chúc anh em cần thủ vui vẻ với niềm đam mê của mình nhé!

 

Xem thêm:

Tác giả: Hiếu Trọng

Tổng số điểm của bài viết là: 30 trong 6 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 6 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây